Chạy thử định kỳ thiết bị cũng là một hạng mục quan trọng đối với công tác quản lý vận hành. Mỗi lần chạy thử, các nhân viên vận hành đều phải ghi chép và theo dõi vào sổ. Sau một thời gian nghiên cứu, Thuỷ điện Bản Vẽ đã áp dụng triển khai nhập và theo dõi chạy thử thiết bị định kỳ trên bảng tính Google sheet. Việc chuyển đổi này đã mang lại sự thuận tiện, hiệu quả cao để giám sát và theo dõi tình trạng thiết bị.
Đại diện Công ty Thuỷ điện Bản Vẽ cho biết, công tác đánh giá bảo trì tự quản theo biểu mẫu (57 biểu mẫu) đã được các phân xưởng của nhà máy vận hành thực hiện từ năm 2019.
Tuy nhiên, sau một thời gian vận hành, công ty nhận thấy cần cải tổ quy trình để đạt hiệu quả tốt hơn. Theo đó, các đơn vị vận hành đã ứng dụng CNTT, dữ liệu số, số hoá quy trình hoàn toàn trên Google Sheet; mã hóa thành các mã QR; dùng điện thoại smart phone quét mã QR; áp dụng chữ ký số trên phần mềm Digital Office…
Việc cải tiến trên đã giúp nhân viên quản lý vận hành cập nhật nhanh và chính xác thông tin công tác bảo trì tự quản, các đơn vị thẩm tra, theo dõi cũng dễ dàng cập nhật, xử lý thông tin, giúp thống kê dễ dàng cũng như tiết kiệm công sức, chi phí in ấn giấy tờ.
"Việc số hóa là một bước quan trọng để tiến hành công tác chuyển đổi số. Nhìn thấy được tầm quan trọng đó, trong thời gian qua, các phân xưởng vận hành đã tích cực nghiên cứu, áp dụng và không ngừng học hỏi để thực hiện. Đến thời điểm hiện tại, về cơ bản công tác quản lý vận hành tại phân xưởng đã được số hóa thành công", anh Lê Trung Kỷ - Quản đốc Phân xưởng vận hành cho biết thêm.
Quốc Tuấn
" alt=""/>Thuỷ điện Bản Vẽ đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý vận hànhNếu như đến Đà Nẵng, Hội An, bạn bị "đốn tim" bởi món mỳ Quảng ngon trứ danh với những sợi mỳ vàng óng, thịt gà thơm ngon, vài con tôm đỏ au và nước dùng được pha chế chuẩn với công thức riêng biệt thì ngay giữa Thủ đô, bạn cũng dễ dàng tìm thấy món ăn chuẩn vị này tại những nhà hàng, quán ăn của người miền Trung.
Để nấu được mỳ Quảng ngon ở Hà Nội, người chế biến phải qua rất nhiều công đoạn, phải cẩn thận ngay từ khâu chọn nguyên liệu. Sợi mỳ muốn ngon và dai phải được chế biến từ loại gạo Phú Chiêm, đem ngâm khoảng một tiếng cho gạo ngấm nước rồi mới đem xay mịn và tráng thành từng lớp bánh mỏng.
![]() |
Món mỳ được dọn ra với màu sắc bắt mắt (Ảnh: Internet). |
Bánh sau khi được tráng sẽ được thái với kích cỡ mỏng. Cũng tùy từng quán có những sợi mỳ khác nhau, màu nâu đỏ, màu vàng đậm hay màu trắng. Ở Hà Nội, những sợi mỳ thường là màu trắng, sau đó bày biện các nguyên liệu khác lên nền trắng, trông rất nổi bật.
Các thành phần khác của bát mỳ bao gồm: thịt gà, tôm, thịt lợn, trứng, lạc và rau sống. Thịt gà phải là gà nuôi tự nhiên, thịt chắc và dai. Thịt được lóc riêng, xắt miếng nhỏ vừa ăn; tôm bóc tách giữ đầu, làm sạch để nguyên con ướp cùng với gia vị...
Linh hồn của món mỳ Quảng chính là nước dùng, thứ nước ngọt đậm, ngầy ngậy dùng để chan vào bát nguyên liệu đã được trình bày đẹp mắt. Nấu nước dùng cũng rất kỳ công mới ra được vị, vì vậy nó không lẫn với bất cứ thức nước dùng nào khác. Chính vì vậy món ăn này khiến thực khách khó lòng quên nếu được thưởng thức.
Nếu ăn ở miền Nam, bạn sẽ cảm nhận vị chua chua ngọt ngọt thì mỳ Quảng ở Hà Nội lại ngậy, ngọt đậm, thơm, và nước được rưới lên chứ không chan xâm xấp mặt bát. Ngoài ra, bánh đa vừng giòn chấm cùng nước dùng béo ngọt làm nên cảm giác ngon miệng mà không hề ngấy cũng thứ làm nên sự đặc biệt của món ăn này. Mỳ Quảng sẽ không tròn vị nếu không ăn kèm rau sống như rau húng, xà lách và hoa chuối thái nhỏ.
![]() |
Rau sống và bánh đa ăn kèm trong tô mì Quảng (Ảnh: miquang). |
Khi tô mỳ Quảng được bày ra, bạn sẽ bị thu hút bởi trông như một bức tranh đa sắc với màu xanh của rau xà lách, vàng của trứng luộc, đỏ au của tôm, nâu đất của những miếng gà...
Thưởng thức món ăn này cũng cần phải nhẩn nha để cảm nhận được trọn vị. Trộn đều các thành phần trong bát, vắt thêm chút chanh và vài lát ớt nhỏ (hoặc ớt trưng), mùi thơm của các nguyên liệu quyện với nước dùng và rau thơm sẽ khiến thực khách ăn rồi chỉ muốn ăn thêm nữa.
Bạn có thể tìm quán mỳ Quảng ngon ở Hà Nội như trên phố Quang Trung, Nguyên Hồng, Ngọc Khánh, Duy Tân... đây những nơi được nhiều thực khách đánh giá là chuẩn vị nhất.
(Theo Dân Việt)Chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích như cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời. Qua đó, hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.
Xác định được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số, năm 2021, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chọn chủ đề năm “Chuyển đổi số trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” với mục tiêu hướng đến các hoạt động của EVN được số hóa, các hoạt động chưa tự động thành tự động để EVN trở thành doanh nghiệp số vào năm 2025. Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn, đơn vị trực thuộc Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), cũng không nằm ngoài xu thế đó, đã kịp thời thích ứng và đưa vào áp dụng các ứng dụng của chuyển đổi số như: Đào tạo và tự học thông qua phần mềm Elearning; Áp dụng công nghệ mới trong sản xuất; Đồng bộ hóa thông tin lên phần mềm quản lý kỹ thuật… đến từng bộ phận trong công ty.
Đào tạo kỹ thuật thông qua phần mềm Elearning
Việc áp dụng hệ thống E-learning trong công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân viên (CBCNV) giúp cho EVN, EVNGENCO1 và các đơn vị thành viên thay đổi mạnh mẽ quá trình tự học do khả năng cá nhân hóa cũng như đáp ứng hiệu quả các hoạt động học tập của người học. Bên cạnh đó, hệ thống E-learning còn giúp cho EVN, EVNGENCO1 quản lý, nắm bắt được quá trình học tập, nhu cầu đào tạo và kết quả đào tạo của từng CBCNV hiệu quả và mang tính định lượng tốt hơn.
Hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning được triển khai thực hiện trên các thiết bị máy tính, máy tính bảng, hoặc điện thoại thông minh có kết nối Internet. Giúp các học viên chủ động về thời gian tham gia các khóa học ở mọi lúc mọi nơi, giáo viên có thể chuyển tải kiến thức đến học viên với số lượng không giới hạn trong thời gian ngắn, giúp mang lại nhiều lợi ích thiết thực.
Hiện tại, Công ty đang áp dụng phần mềm Elearning để xây dựng bài giảng hướng dẫn kịp thời chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm đến các CBCNV trong Công ty. Tất cả các phòng, phân xưởng trong Công ty đều chủ động thực hiện xây dựng bài giảng trên phần mềm như: “Hướng dẫn sửa chữa căn chỉnh hộp giảm tốc băng tải”, “Hướng dẫn sửa chữa căn chỉnh phanh đóng mở nâng hạ cẩu bốc than”, “Hướng dẫn xử lý thay bơm phun mỡ bánh răng máy nghiền”… với mục tiêu phổ cập kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm đến từng CBCNV nhằm nâng cao hiệu quả lao động. Công ty đang hướng tới mục tiêu trong năm 2024 là mỗi phòng, phân xưởng có ít nhất ba bài giảng mới để thực hiện đào tạo, kiểm tra năng lực CBCNV trong Công ty.
Ứng dụng công nghệ mới trong công tác bảo dưỡng sửa chữa
Với đặc thù nhà máy nhiệt điện, số lượng thiết bị rất nhiều, việc sửa chữa sự cố đột xuất hoặc bảo dưỡng theo định kỳ được thực hiện thường xuyên, để đáp ứng được tiến độ sửa chữa một cách nhanh chóng, Công ty đã giao cho các đơn vị sửa chữa phải tìm cách áp dụng các ứng dụng mới khoa học kỹ thuật vào sửa chữa thiết bị.
Trong quá trình căn tâm sửa chữa thiết bị quay, đơn vị sửa chữa cũng từng bước thay đổi từ các phương pháp truyền thống sang ứng dụng công nghệ laser tự động tính toán hiệu chỉnh, với sự hỗ trợ của thiết bị cân chỉnh trục bằng laser SKF TKSA 80V2 giúp công tác bảo dưỡng sửa chữa thực hiện nhanh với tính chính xác cao.
Đối với việc sửa chữa các thiết bị lớn, Công ty cũng đã đề xuất và đưa vào sử dụng các thiết bị hỗ trợ như bộ nhân lực, các súng bắn bulong nhằm tiết kiệm sức người và thời gian, đẩy nhanh tiến độ sửa chữa, kịp thời hoàn thành đưa các thiết bị quan trọng như máy nghiền, bơm cấp… vào làm việc đảm bảo công suất tổ máy.
Việc nhanh chóng cập nhật và áp dụng các phương pháp sửa chữa bảo dưỡng theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ mới, kết hợp với ứng dụng thủ tục sửa chữa trên nền tảng số giúp Công ty rút ngắn thời gian sửa chữa, giảm nhân công, tối ưu chi phí, nâng cao chất lượng sửa chữa bảo dưỡng.
Khai thác triệt để các ứng dụng của phần mềm quản lý kỹ thuật
Thực hiện theo chỉ đạo của EVNGENCO1, Công ty đã tổ chức thực hiện cập nhật đồng bộ hóa thông số kỹ thuật lên phần mềm “Hệ thống quản lý kỹ thuật” và áp dụng rộng rãi trong công tác lập vật tư sửa chữa lớn. Ngoài ra phần mềm còn giúp người sử dụng tra cứu nhanh các thông số vật tư thiết bị để kịp thời đề xuất khi thiết bị có sự cố.
Với những ứng dụng chuyển đổi số trong công tác điều hành sản xuất, Công ty Nhiệt điện Nghi Sơn tin tưởng rằng nhà máy sẽ vận hành an toàn, ổn định, đảm bảo cung cấp đủ sản lượng điện cho sự phát triển của vùng kinh tế nam Thanh, bắc Nghệ và đến năm 2025, Công ty sẽ hoàn thành mục tiêu trở thành doanh nghiệp số như yêu cầu của EVN, EVNGENCO1 đã đề ra.
Quốc Tuấn
" alt=""/>Chuyển đổi số mạnh mẽ sản xuất kinh doanh tại Nhiệt điện Nghi Sơn